Trường Nguyễn Huệ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

  +++ Mùi và kỷ niệm ++++

Go down 
+4
Vy~Romantic
dieuhienA3NguyenHue
ngaythangdaqua
Omely
8 posters
Tác giảThông điệp
Omely




Tổng số bài gửi : 255
Registration date : 06/11/2007

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptySun Sep 20, 2009 10:24 pm

Lâu lắm không về thăm nhà cũ. Nhớ Nguyễn Huệ, nhớ 85-88 rất nhiều. Cảm xúc nhiều lúc lộn xộn, ngôn từ không được khúc chiết. Chỉ muốn chia sẻ với các bạn một chút gì gọi là "rất Huế".


MÙI VÀ KỶ NIỆM

Hôm nay tôi muốn viết về cái “không biết có ai giống mình không”. Các bạn hãy khoan đoán già đoán non đã. Cái “không biết có ai giống mình không” ở đây chẳng liên quan đến một khái niệm thực thể nào cả. Nói ra không chừng lại lập được cái câu lạc bộ những người có cùng “khả năng xuất chúng” giống tôi. Đã đủ gợi sự tò mò chưa hè? … Rồi hả? Vậy thì thế này…

Các bạn thấy có sự liên quan gì giữa mùi và kỷ niệm không? Nghe có vẻ chẳng có bà con chi hết phải không? Vậy mà chẳng hiểu sao mùi là cầu nối đánh thức kỷ niệm mạnh nhất đối với tôi. Hễ tôi nghe thoang thoảng một mùi thân thương gì đó tôi đã từng nghe là lập tức tôi nhớ về cảnh cũ, về người cũ, về chuyện cũ. Cứ ngồi miên man trong cái dòng cảm xúc về thời gian nhiều khi thấy nhớ thắt cả ruột. Nói chi cho xa, mới hôm qua đây thôi, nghe mùi hương trầm tự nhiên nhớ Huế và nhớ tết da diết. Chẳng bù cho tết vừa rồi, cái tết tha hương đầu tiên, cả nhà cũng bày ra bánh chưng, mứt tết, dưa hấu, … nói chung là đầy đủ thủ tục cần thiết cho một cái tết cổ truyền nhưng sao lòng vẫn thấy dửng dưng, vô cảm. Đơn giản là vì hồi đó tôi chưa mua được hương trầm (của tiệm Hồng Phúc trên đường Mai Thúc Loan, Huế). Bây giờ thỉnh thoảng tôi lại thắp một cây hương để được lội dòng ký ức về với cảnh cũ, người xưa. Ngẫm ra vậy cũng tiện phải không các bạn?

Tôi cứ nhớ mỗi năm tết đến tôi lại háo hức đoán già đoán non thời tiết mấy ngày tết sẽ như thế nào. Cái dzụ này có hơi hướm của trò xổ số, nhưng đúng là như vậy thật, Huế tôi có một ông trời riêng, đỏng đảnh và đồng bóng đệ nhất thiên hạ. Hôm 30 tết trời còn nắng chang chang, bao nhiêu người khấp khởi mừng vì sẽ được diện đồ mới, đồ đẹp ngày tết, thế mà sang mùng một tự nhiên trời đất ủ ê, mưa xuân lâm thâm lạnh lẽo làm nản lòng bao thần dân xứ Huế. Cái nhịp điệu ủ ê đó sẽ có thể kéo dài đến tận một tháng sau chứ chẳng chơi, Cái áo chemise mới mua đẹp ơi là đẹp mà đành cất lại vô tủ, nếu không thì chịu khó mặc bên trong cái áo ấm cũng đỡ tủi. Chưa kể tới chuyện ngày tết tụi tôi hay lội về làng thăm bà con bên nội, bên ngoại hay lên núi để thăm mộ ông bà. Diện cái quần đẹp buổi sáng, buổi trưa đã bị trét đầy bùn non nhão nhoét, thế là đi toong cái quần vía!

Người ta nói khoảng thời gian gần cuối tháng chạp là lúc nhiều người thích nhất. Người ta chờ đợi, chuẩn bị cho một năm mới trong tâm trạng háo hức, phấn khích. Cái tâm trạng thú vị này giống y chang tâm trạng của những đôi tình nhân trước khi cưới. Thời gian chuẩn bị cưới ui chao ơi là hay, là thơ mộng: trong đầu cô dâu, chú rể nào cũng vẽ lên viễn cảnh của một tổ ấm màu hồng, màu tía. Nhưng mà cưới rồi tay mình mới biết tay ta, phải không các bạn? Tổ ấm có khi thanh tổ lạnh trong chốc lát, màu hồng thành màu xám, màu tía thành màu đen.

Tôi vừa thích vừa ngán mấy ngày trước tết. Vì là chị cả nên phải lo hết chuyện dọn dẹp nhà cửa. Tôi phải quét dọn từ trên xuống dưới. Đầu tiên là tháo hết mấy cái màn cửa đem đi giặt, sau đó là giặt khăn lau cửa sổ, cửa chính, tiếp đến là lau sạch bàn thờ và có thể là chùi mấy bộ lư hương và chân đèn bằng đồng nữa. Những năm tám mươi, hầu hết gia đình đều nghèo, kể cả dân thành phố. Tôi vẫn còn nhớ cái công nghệ chùi đồ đồng thủ công ngày đó. Dĩ nhiên những người có tiền và muốn tiện lợi thì cứ việc đem ra tiệm cho người ta đánh bóng bằng máy. Còn nhà tôi thì hì hà hì hục lấy tro bếp và khế chua, cộng với cái ý chí “có công mài sắt có ngày nên kim” chà lui chà tới mãi cho đến khi chúng sáng lên một chút. Và cũng chỉ sáng lên một chút mà thôi.

Nhà cửa ổn ổn một chút tôi quay qua làm mấy món mứt tết. Tôi cũng chẳng giỏi giang gì chuyện bếp núc, nấu ăn, chẳng qua là đua đòi với chị em, bạn bè cho ra vẻ ta đây là gái Huế khéo tay hay làm. Tôi làm từ mứt dừa, mứt gừng, mứt me cho đến bánh thuẫn, bánh Coeur (hình trái tim), bánh hột sen. Bà dì chỉ cho tôi làm bánh hột sen từ đậu quyên, làm cực quá nên tôi chỉ làm một lần rồi thôi, sau này không bao giờ nghĩ tới. Nhắc đến bánh thuẫn tự nhiên thấy thèm ghê gớm, thèm mùi vị và thèm cả cái không khí đầm ấm của gia đình những lúc chị em quay quần với nhau. Hồi đó nghèo nên không có máy đánh trứng, trứng mua về đập vỏ xong cứ lấy một nạm đũa đánh lên cho thật lâu đến khi nào trứng nổi bọt thật nhiều. Nhưng lần nào cũng vậy, mới đánh một hồi tôi mỏi tay quá, bỏ bột vô làm đại. Kết quả là bánh không nở bao nhiêu, nhìn cái mặt cứ lì lì chứ không phồng lên rồi nở ra thành mấy múi đẹp như bánh người ta. Tôi chắc lưỡi:” Bánh xấu thì khỏi dọn lên mời khách, để trong nhà ăn cũng được”. Tôi cất tiệt mấy giã bánh và để dành ăn nhâm nhi sau tết. Mứt bánh nhà tôi sau tết lúc nào cũng còn sau đó hơn cả tháng trời. Tôi là chúa ăn ngọt nên chuyện bánh mứt có sẵn như thế thật là hợp ý tôi.

Đêm 30 tết tôi nấu xôi chè để sẵn chờ mẹ về cúng. Mẹ tôi mấy ngày cuối năm vẫn còn chạy ngược chạy xui lo thu nợ nần. Mẹ tôi bán buôn dễ tính, cứ cho người ta mua thiếu, người ta hứa trả nhưng rồi cứ hẹn rày hẹn mai, năm hết tết đến mà vẫn cứ im hơi lặng tiếng. Cuối năm mẹ tôi đi từng nhà đòi nợ, hầu hết là không đòi được hoặc chỉ lấy được một ít. Năm nào cũng như năm nào, chiều tối ngày 30 là mẹ tôi đi gội đầu và làm tóc “tất niên”, có năm suýt về trễ để cúng giao thừa. Ngày trước lúc nhà nước chưa cấm đốt pháo, đêm giao thừa là đêm đặc biệt tuyệt vời, con nít dù buồn ngủ nhưng đến giao thừa nghe pháo nổ cũng vùng dậy lăng xăng cùng người lớn. Tụi tôi hay để ý xem pháo nhà nào nổ to, giòn, không bị ngắt quãng nhất trong xóm. Nhà nào mua được phong pháo tốt xem như năm đó phát tài phát lộc. Tôi cứ nhớ mãi nhà của chú Tường bên cạnh, đêm giao thừa cúng trời đất xong chú bắt đầu châm pháo. Nổ được hai ba phát thì phong pháo tắc tị, chú cẩn thận đứng chờ một chút, không thấy động tĩnh gì chú lại rón rén tới châm lửa lại. Thật xui xẻo cho chú, cái điệp khúc châm lửa ấy diễn lui diễn tới hơn cả chục bận. Thấy chú vừa kiên nhẫn lại vừa làu bàu làm cái công chuyện quan trọng đó, tụi tôi vừa thấy mắc cười vừa thấy tội nghiệp cho chú. Năm đó chẳng biết nhà chú có chuyện gì xui xẻo không nhưng sau này khi biết chú mất sớm khi vẫn chưa tới 40 tuổi tôi lại liên tưởng đến cái đêm giao thừa năm nọ.

Đêm giao thừa và những ngày tết nhà tôi cũng như những gia đình khác thường đốt trầm hương. Tôi ghiền mùi trầm ghê gớm. Trầm thường được đốt trong nhà vào những giờ phút thiêng liêng trong lúc cúng kiếng, những dịp đó gia đình thường quây quần bên nhau, đầm ấm và vui vẻ. Có lẽ vì thế mà trầm thường gắn liền với ký ức thân thương về gia đình.

Sáng mồng một dù rất mệt vì thức khuya tối giao thừa trước đó nhưng cả nhà phải trở dậy lúc 8 giờ sáng để chuẩn bị cho việc chúc tết. Ngày trước, lúc mấy gia đình của cậu dì tôi chưa xuất cảnh qua Mỹ theo diện HO, gia đình tôi cùng 3 gia đình khác cùng ở chung trong một nhà, là nhà của ông bà ngoại tôi. Nhà của ngoại tôi khá rộng nên bốn gia đình ở chung vẫn ổn. Không biết người lớn có thấy bất tiện khi sống chung dưới một mái nhà không chứ tụi con nít chúng tôi thì cứ càng đông càng vui. Lúc nào nhà tôi cũng ồn ào vì tụi con nít chúng tôi bày ra đủ thứ trò để phá. Sáng mồng một bốn gia đình họp lại, chờ thêm gia đình của hai bà dì khác từ chỗ khác đến. Những bậc “bô lão” thì ngồi vào bàn, tay cầm sẵn phong bao lì xì, còn tụi con nít chúng tôi thì sắp hàng từ lớn đến nhỏ lần lượt chúc tết các bậc phụ huynh, sau đó là nhận tiền lì xì. Một vài đứa đầu tiên còn xài được mấy câu chúc tết cửa miệng chứ những đứa sau cứ phải động não, sáng tạo mấy câu chúc tết nghe lạ tai một chút, chứ nếu chúc trùng nhau thì không được lì xì. Có đứa bước ra chúc tết, luống cà luống cuống rồi lắp bắp:” Năm mới … bước sang … năm cũ, con kính chúc cả gia đình…”. Cả nhà cười rần xí xoá nhưng những năm sau cứ nhắc lại cái câu chúc “ngược dòng thời gian” đó. Xong màn chúc tết, cả nhà đi lên chùa Quốc Ân đễ lễ Phật đầu năm. Cả gia đình lớn của tôi quy y ở chùa này, những người lớn có pháp danh bắt đầu bằng chữ “Nhật”, ví dụ Nhật Hỷ, Nhật Minh, Nhật Trí,…, còn thế hệ của chúng tôi có pháp danh bắt đầu bằng chữ “Lệ” như Lệ Chơn, Lệ Thiện, Lệ Giác (may mà không phải là Lệ Thuỷ và Nhật Trường). Chùa Quốc Ân là tổ đình thuộc loại xưa nhất ở Huế, chùa nằm trên một khuôn viên rộng rãi gần núi Ngự Bình. Lễ Phật xong, chúng tôi kéo qua thăm mộ của ông bà nằm trên một ngọn đồi cách chùa khoảng nửa cây số.

Xong hết các thủ tục quan trọng đầu năm thì cũng gần hết ngày mồng 1. Buổi chiều nếu thời tiết đẹp, mỗi gia đình có thể tranh thủ đi thăm các mối bà con thân thiết, còn không thì về nhà nghỉ ngơi và chuẩn bị xây sòng. Ngày mồng 2, bạn bè, hàng xóm, sui gia đi thăm nhau. Một điều khá mắc cười là hàng xóm mới hôm qua còn xuề xoà chuyện trò thì hôm nay áo quần chỉnh tề, mời nhau vào nhà uống nước trà nói chuyện như thể lâu lắm chưa gặp lại nhau. Cái văn hóa hàng xóm đó thật dễ thương mà không phải địa phương nào cũng có. Ba ngày tết trôi qua thật nhanh, qua ngày mồng 4 coi như là hết tết. Những mối quan hệ quan trọng phải được “thanh toán” hết trong ba ngày tết. Chẳng may mình mà bận rộn quá, qua ngày mồng 4, mồng 5 mới đi thăm được thì người ta có thể nghĩ bụng rằng mình không tôn trọng người ta đúng mức. Chiều mồng 3 nhiều gia đình làm lễ cúng đưa ông bà, riêng ở nhà tôi, mồng 5 mới là ngày cúng đưa ông bà. Sở dĩ nhà tôi cúng trễ vì ngày mồng 5 cũng là ngày kỵ của ông ngoại tôi. Nhà tôi làm kỵ chay nên phải làm nhiều món rất nhiêu khê, cần nhiều thời gian chuẩn bị. Điều đó đồng nghĩa với việc tụi tôi không được đi chơi trong hai ngày mồng 4 và mồng 5. Tụi tôi phải ở nhà phụ người lớn lặt rau, vo gạo, gọt rau củ hoặc chạy đi chợ mua bổ sung mấy món còn thiếu. Nói chung là những việc mà tôi chẳng thích tí nào, đơn giản vì tôi không thích bị sai vặt.

Những ngày tết qua mau để lại trong tôi một cảm giác tiếc nuối, ngẩn ngơ. Ngày đó tôi thường mong thời gian qua mau để lại được ăn mứt bánh và nhận tiền lì xì, chẳng bù cho bây giờ, cứ mong tết đừng bao giờ đến. Bây giờ và về sau, ông trời mỗi năm lại ưu ái ban thêm một mớ vết chân chim và một vốc đầy lo toan vất vả. Hạnh phúc thay cho những kẻ tha hương mỗi năm lại có dịp về quê ăn tết, được hít thở bầu không khí nồng mùi Hương Giang, thoảng mùi Thuận An và phảng phất mùi thông núi Ngự. Sung sướng thay lúc được giẫm chân lên thềm xưa, lối cũ, nghe mùi rêu thoang thoảng lại bâng khuâng nhớ về những kỷ niệm trong vắt của tuổi hoa niên. Tôi thèm được ngửi những thứ mùi thân quen đó. Hẳn các bạn cũng như tôi sẽ thấy xúc động nhường nào lúc bất chợt tìm thấy một cành hồng được ép khô nằm giữa trang sách, qua bao nhiêu năm mà vẫn thoảng mùi thơ dại, hồn nhiên. Rồi còn mùi dầu tràm và mùi nhựa thông lúc được đốt lên nữa, những kỷ niệm của bốn lần sinh con lại ùa về: hạnh phúc, vất vả và cái cảm giác được tưởng thưởng đạt đến mức thặng thừa. Mùi hương gắn liền với kỷ niệm, với tôi đó là một đặc ân của tạo hóa dành cho tôi nhưng lắm khi vì nó mà tôi quay quắt đến quặn lòng. Tuổi đời càng chồng chất, càng biết được nhiều mùi nhiều vị, những mùi vị ngày càng công nghiệp, giả tạo, tôi chợt nhận ra rằng ít nhất đối với tôi, mùi quê hương - mùi Huế là độc nhất vô nhị. Tôi bỗng nảy ra ý tưởng hay là mình đựng mùi Huế trong cái hũ, để lúc nào thèm lại đem ra ngửi. Nhưng rồi tôi lại cười vào cái ý tưởng ngớ ngẩn ấy của tôi: tôi đâu cần đến hũ mùi đó bởi vì Huế tự bao giờ đã là máu là thịt của tôi rồi!!!

PPTQ, Portland, 09/20/09


Được sửa bởi Omely ngày Fri Jan 14, 2011 2:27 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
ngaythangdaqua

ngaythangdaqua


Tổng số bài gửi : 442
Age : 36
Location : +84
Registration date : 27/11/2007

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyMon Sep 21, 2009 3:55 am

Omely đã viết:
Lâu lắm không về thăm nhà cũ. Nhớ Nguyễn Huệ, nhớ 85-88 rất nhiều. Cảm xúc nhiều lúc lộn xộn, ngôn từ không được khúc chiết. Chỉ muốn chia sẻ với các bạn một chút gì gọi là "rất Huế".


MÙI VÀ KỶ NIỆM

Hôm nay tôi muốn viết về cái “không biết có ai giống mình không”. Các bạn hãy khoan đoán già đoán non đã. Cái “không biết có ai giống mình không” ở đây chẳng liên quan đến một khái niệm thực thể nào cả. Nói ra không chừng lại lập được cái câu lạc bộ những người có cùng “khả năng xuất chúng” giống tôi. Đã đủ gợi sự tò mò chưa hè? … Rồi hả? Vậy thì thế này…

Các bạn thấy có sự liên quan gì giữa mùi và kỷ niệm không? Nghe có vẻ chẳng có bà con chi hết phải không? Vậy mà chẳng hiểu sao mùi là cầu nối đánh thức kỷ niệm mạnh nhất đối với tôi. Hễ tôi nghe thoang thoảng một mùi thân thương gì đó tôi đã từng nghe là lập tức tôi nhớ về cảnh cũ, về người cũ, về chuyện cũ. Cứ ngồi miên man trong cái dòng cảm xúc về thời gian nhiều khi thấy nhớ thắt cả ruột. Nói chi cho xa, mới hôm qua đây thôi, nghe mùi hương trầm tự nhiên nhớ Huế và nhớ tết da diết. Chẳng bù cho tết vừa rồi, cái tết tha hương đầu tiên, cả nhà cũng bày ra bánh chưng, mứt tết, dưa hấu, … nói chung là đầy đủ thủ tục cần thiết cho một cái tết cổ truyền nhưng sao lòng vẫn thấy dửng dưng, vô cảm. Đơn giản là vì hồi đó tôi chưa mua được hương trầm (của tiệm Hồng Phúc trên đường Mai Thúc Loan, Huế). Bây giờ thỉnh thoảng tôi lại thắp một cây hương để được lội dòng ký ức về với cảnh cũ, người xưa. Ngẫm ra vậy cũng tiện phải không các bạn?

Tôi cứ nhớ mỗi năm tết đến tôi lại háo hức đoán già đoán non thời tiết mấy ngày tết sẽ như thế nào. Cái dzụ này có hơi hướm của trò xổ số, nhưng đúng là như vậy thật, Huế tôi có một ông trời riêng, đỏng đảnh và đồng bóng đệ nhất thiên hạ. Hôm 30 tết trời còn nắng chang chang, bao nhiêu người khấp khởi mừng vì sẽ được diện đồ mới, đồ đẹp ngày tết, thế mà sang mùng một tự nhiên trời đất ủ ê, mưa xuân lâm thâm lạnh lẽo làm nản lòng bao thần dân xứ Huế. Cái nhịp điệu ủ ê đó sẽ có thể kéo dài đến tận một tháng sau chứ chẳng chơi, Cái áo chemise mới mua đẹp ơi là đẹp mà đành cất lại vô tủ, nếu không thì chịu khó mặc bên trong cái áo ấm cũng đỡ tủi. Chưa kể tới chuyện ngày tết tụi tôi hay lội về làng thăm bà con bên nội, bên ngoại hay lên núi để thăm mộ ông bà. Diện cái quần đẹp buổi sáng, buổi trưa đã bị trét đầy bùn non nhão nhoét, thế là đi toong cái quần vía!

Người ta nói khoảng thời gian gần cuối tháng chạp là lúc nhiều người thích nhất. Người ta chờ đợi, chuẩn bị cho một năm mới trong tâm trạng háo hức, phấn khích. Cái tâm trạng thú vị này giống y chang tâm trạng của những đôi tình nhân trước khi cưới. Thời gian chuẩn bị cưới ui chao ơi là hay, là thơ mộng: trong đầu cô dâu, chú rể nào cũng vẽ lên viễn cảnh của một tổ ấm màu hồng, màu tía. Nhưng mà cưới rồi tay mình mới biết tay ta, phải không các bạn? Tổ ấm có khi thanh tổ lạnh trong chốc lát, màu hồng thành màu xám, màu tía thành màu đen.

Tôi vừa thích vừa ngán mấy ngày trước tết. Vì là chị cả nên phải lo hết chuyện dọn dẹp nhà cửa. Tôi phải quét dọn từ trên xuống dưới. Đầu tiên là tháo hết mấy cái màn cửa đem đi giặt, sau đó là giặt khăn lau cửa sổ, cửa chính, tiếp đến là lau sạch bàn thờ và có thể là chùi mấy bộ lư hương và chân đèn bằng đồng nữa. Những năm tám mươi, hầu hết gia đình đều nghèo, kể cả dân thành phố. Tôi vẫn còn nhớ cái công nghệ chùi đồ đồng thủ công ngày đó. Dĩ nhiên những người có tiền và muốn tiện lợi thì cứ việc đem ra tiệm cho người ta đánh bóng bằng máy. Còn nhà tôi thì hì hà hì hục lấy tro bếp và khế chua, cộng với cái ý chí “có công mài sắt có ngày nên kim” chà lui chà tới mãi cho đến khi chúng sáng lên một chút. Và cũng chỉ sáng lên một chút mà thôi.

Nhà cửa ổn ổn một chút tôi quay qua làm mấy món mứt tết. Tôi cũng chẳng giỏi giang gì chuyện bếp núc, nấu ăn, chẳng qua là đua đòi với chị em, bạn bè cho ra vẻ ta đây là gái Huế khéo tay hay làm. Tôi làm từ mứt dừa, mứt gừng, mứt me cho đến bánh thuẫn, bánh Coeur (hình trái tim), bánh hột sen. Bà dì chỉ cho tôi làm bánh hột sen từ đậu quyên, làm cực quá nên tôi chỉ làm một lần rồi thôi, sau này không bao giờ nghĩ tới. Nhắc đến bánh thuẫn tự nhiên thấy thèm ghê gớm, thèm mùi vị và thèm cả cái không khí đầm ấm của gia đình những lúc chị em quay quần với nhau. Hồi đó nghèo nên không có máy đánh trứng, trứng mua về đập vỏ xong cứ lấy một nạm đũa đánh lên cho thật lâu đến khi nào trứng nổi bọt thật nhiều. Nhưng lần nào cũng vậy, mới đánh một hồi tôi mỏi tay quá, bỏ bột vô làm đại. Kết quả là bánh không nở bao nhiêu, nhìn cái mặt cứ lì lì chứ không phồng lên rồi nở ra thành mấy múi đẹp như bánh người ta. Tôi chắc lưỡi:” Bánh xấu thì khỏi dọn lên mời khách, để trong nhà ăn cũng được”. Tôi cất tiệt mấy giã bánh và để dành ăn nhâm nhi sau tết. Mứt bánh nhà tôi sau tết lúc nào cũng còn sau đó hơn cả tháng trời. Tôi là chúa ăn ngọt nên chuyện bánh mứt có sẵn như thế thật là hợp ý tôi.

Đêm 30 tết tôi nấu xôi chè để sẵn chờ mẹ về cúng. Mẹ tôi mấy ngày cuối năm vẫn còn chạy ngược chạy xui lo thu nợ nần. Mẹ tôi bán buôn dễ tính, cứ cho người ta mua thiếu, người ta hứa trả nhưng rồi cứ hẹn rày hẹn mai, năm hết tết đến mà vẫn cứ im hơi lặng tiếng. Cuối năm mẹ tôi đi từng nhà đòi nợ, hầu hết là không đòi được hoặc chỉ lấy được một ít. Năm nào cũng như năm nào, chiều tối ngày 30 là mẹ tôi đi gội đầu và làm tóc “tất niên”, có năm suýt về trễ để cúng giao thừa. Ngày trước lúc nhà nước chưa cấm đốt pháo, đêm giao thừa là đêm đặc biệt tuyệt vời, con nít dù buồn ngủ nhưng đến giao thừa nghe pháo nổ cũng vùng dậy lăng xăng cùng người lớn. Tụi tôi hay để ý xem pháo nhà nào nổ to, giòn, không bị ngắt quãng nhất trong xóm. Nhà nào mua được phong pháo tốt xem như năm đó phát tài phát lộc. Tôi cứ nhớ mãi nhà của chú Tường bên cạnh, đêm giao thừa cúng trời đất xong chú bắt đầu châm pháo. Nổ được hai ba phát thì phong pháo tắc tị, chú cẩn thận đứng chờ một chút, không thấy động tĩnh gì chú lại rón rén tới châm lửa lại. Thật xui xẻo cho chú, cái điệp khúc châm lửa ấy diễn lui diễn tới hơn cả chục bận. Thấy chú vừa kiên nhẫn lại vừa làu bàu làm cái công chuyện quan trọng đó, tụi tôi vừa thấy mắc cười vừa thấy tội nghiệp cho chú. Năm đó chẳng biết nhà chú có chuyện gì xui xẻo không nhưng sau này khi biết chú mất sớm khi vẫn chưa tới 40 tuổi tôi lại liên tưởng đến cái đêm giao thừa năm nọ.

Đêm giao thừa và những ngày tết nhà tôi cũng như những gia đình khác thường đốt trầm hương. Tôi ghiền mùi trầm ghê gớm. Trầm thường được đốt trong nhà vào những giờ phút thiêng liêng trong lúc cúng kiếng, những dịp đó gia đình thường quây quần bên nhau, đầm ấm và vui vẻ. Có lẽ vì thế mà trầm thường gắn liền với ký ức thân thương về gia đình.

Sáng mồng một dù rất mệt vì thức khuya tối giao thừa trước đó nhưng cả nhà phải trở dậy lúc 8 giờ sáng để chuẩn bị cho việc chúc tết. Ngày trước, lúc mấy gia đình của cậu dì tôi chưa xuất cảnh qua Mỹ theo diện HO, gia đình tôi cùng 3 gia đình khác cùng ở chung trong một nhà, là nhà của ông bà ngoại tôi. Nhà của ngoại tôi khá rộng nên bốn gia đình ở chung vẫn ổn. Không biết người lớn có thấy bất tiện khi sống chung dưới một mái nhà không chứ tụi con nít chúng tôi thì cứ càng đông càng vui. Lúc nào nhà tôi cũng ồn ào vì tụi con nít chúng tôi bày ra đủ thứ trò để phá. Sáng mồng một bốn gia đình họp lại, chờ thêm gia đình của hai bà dì khác từ chỗ khác đến. Những bậc “bô lão” thì ngồi vào bàn, tay cầm sẵn phong bao lì xì, còn tụi con nít chúng tôi thì sắp hàng từ lớn đến nhỏ lần lượt chúc tết các bậc phụ huynh, sau đó là nhận tiền lì xì. Một vài đứa đầu tiên còn xài được mấy câu chúc tết cửa miệng chứ những đứa sau cứ phải động não, sáng tạo mấy câu chúc tết nghe lạ tai một chút, chứ nếu chúc trùng nhau thì không được lì xì. Có đứa bước ra chúc tết, luống cà luống cuống rồi lắp bắp:” Năm mới … bước sang … năm cũ, con kính chúc cả gia đình…”. Cả nhà cười rần xí xoá nhưng những năm sau cứ nhắc lại cái câu chúc “ngược dòng thời gian” đó. Xong màn chúc tết, cả nhà đi lên chùa Quốc Ân đễ lễ Phật đầu năm. Cả gia đình lớn của tôi quy y ở chùa này, những người lớn có pháp danh bắt đầu bằng chữ “Nhật”, ví dụ Nhật Hỷ, Nhật Minh, Nhật Trí,…, còn thế hệ của chúng tôi có pháp danh bắt đầu bằng chữ “Lệ” như Lệ Chơn, Lệ Thiện, Lệ Giác (may mà không phải là Lệ Thuỷ và Nhật Trường). Chùa Quốc Ân là tổ đình thuộc loại xưa nhất ở Huế, chùa nằm trên một khuôn viên rộng rãi gần núi Ngự Bình. Lễ Phật xong, chúng tôi kéo qua thăm mộ của ông bà nằm trên một ngọn đồi cách chùa khoảng nửa cây số.

Xong hết các thủ tục quan trọng đầu năm thì cũng gần hết ngày mồng 1. Buổi chiều nếu thời tiết đẹp, mỗi gia đình có thể tranh thủ đi thăm các mối bà con thân thiết, còn không thì về nhà nghỉ ngơi và chuẩn bị xây sòng. Ngày mồng 2, bạn bè, hàng xóm, sui gia đi thăm nhau. Một điều khá mắc cười là hàng xóm mới hôm qua còn xuề xoà chuyện trò thì hôm nay áo quần chỉnh tề, mời nhau vào nhà uống nước trà nói chuyện như thể lâu lắm chưa gặp lại nhau. Cái văn hóa hàng xóm đó thật dễ thương mà không phải địa phương nào cũng có. Ba ngày tết trôi qua thật nhanh, qua ngày mồng 4 coi như là hết tết. Những mối quan hệ quan trọng phải được “thanh toán” hết trong ba ngày tết. Chẳng may mình mà bận rộn quá, qua ngày mồng 4, mồng 5 mới đi thăm được thì người ta có thể nghĩ bụng rằng mình không tôn trọng người ta đúng mức. Chiều mồng 3 nhiều gia đình làm lễ cúng đưa ông bà, riêng ở nhà tôi, mồng 5 mới là ngày cúng đưa ông bà. Sở dĩ nhà tôi cúng trễ vì ngày mồng 5 cũng là ngày kỵ của ông ngoại tôi. Nhà tôi làm kỵ chay nên phải làm nhiều món rất nhiêu khê, cần nhiều thời gian chuẩn bị. Điều đó đồng nghĩa với việc tụi tôi không được đi chơi trong hai ngày mồng 4 và mồng 5. Tụi tôi phải ở nhà phụ người lớn lặt rau, vo gạo, gọt rau củ hoặc chạy đi chợ mua bổ sung mấy món còn thiếu. Nói chung là những việc mà tôi chẳng thích tí nào, đơn giản vì tôi không thích bị sai vặt.

Những ngày tết qua mau để lại trong tôi một cảm giác tiếc nuối, ngẩn ngơ. Ngày đó tôi thường mong thời gian qua mau để lại được ăn mứt bánh và nhận tiền lì xì, chẳng bù cho bây giờ, cứ mong tết đừng bao giờ đến. Bây giờ và về sau, ông trời mỗi năm lại ưu ái ban thêm một mớ vết chân chim và một vốc đầy lo toan vất vả. Hạnh phúc thay cho những kẻ tha hương mỗi năm lại có dịp về quê ăn tết, được hít thở bầu không khí nồng mùi Hương Giang, thoảng mùi Thuận An và phảng phất mùi thông núi Ngự. Sung sướng thay lúc được giẫm chân lên thềm xưa, lối cũ, nghe mùi rêu thoang thoảng lại bâng khuâng nhớ về những kỷ niệm trong vắt của tuổi hoa niên. Tôi thèm được ngửi những thứ mùi thân quen đó. Hẳn các bạn cũng như tôi sẽ thấy xúc động nhường nào lúc bất chợt tìm thấy một cành hồng được ép khô nằm giữa trang sách, qua bao nhiêu năm mà vẫn thoảng mùi thơ dại, hồn nhiên. Rồi rưng rưng tôi mở một phong thư đã nhòa nét chữ, một cành Mimosa với những cánh hoa khô màu vàng sẫm rơi ra. Cánh hoa tuy đã khô nhưng vẫn nồng nàn một mùi hương thật lạ kỳ, ngây ngất. Cánh hoa Mimosa này chắc chắn không phải là “Huế”, nhưng với tôi nó lại liên quan đến kỷ niệm về Huế, về người Huế. Rồi còn mùi dầu tràm và mùi nhựa thông lúc được đốt lên nữa, những kỷ niệm của bốn lần sinh con lại ùa về: hạnh phúc, vất vả và cái cảm giác được tưởng thưởng đạt đến mức thặng thừa. Mùi hương gắn liền với kỷ niệm, với tôi đó là một đặc ân của tạo hóa dành cho tôi nhưng lắm khi vì nó mà tôi quay quắt đến quặn lòng. Tuổi đời càng chồng chất, càng biết được nhiều mùi nhiều vị, những mùi vị ngày càng công nghiệp, giả tạo, tôi chợt nhận ra rằng ít nhất đối với tôi, mùi quê hương - mùi Huế là độc nhất vô nhị. Tôi bỗng nảy ra ý tưởng hay là mình đựng mùi Huế trong cái hũ, để lúc nào thèm lại đem ra ngửi. Nhưng rồi tôi lại cười vào cái ý tưởng ngớ ngẩn ấy của tôi: tôi đâu cần đến hũ mùi đó bởi vì Huế tự bao giờ đã là máu là thịt của tôi rồi!!!

PPTQ, Portland, 09/20/09
Quyên ơi! bạn vẫn có cảm súc viết được những điều chân thật thế,làm tui đây nhớ Huế thật nhiều
Về Đầu Trang Go down
http://www.thieuvechai.com.vn
dieuhienA3NguyenHue




Tổng số bài gửi : 20
Registration date : 01/08/2009

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyMon Sep 21, 2009 8:50 am

Omely đã viết:
Lâu lắm không về thăm nhà cũ. Nhớ Nguyễn Huệ, nhớ 85-88 rất nhiều. Cảm xúc nhiều lúc lộn xộn, ngôn từ không được khúc chiết. Chỉ muốn chia sẻ với các bạn một chút gì gọi là "rất Huế".

omely oi , cam on ban da thay the minh va chac la thay the cho tat ca nhung ai xa Hue noi ra duoc noi long cua nguoi xa xu . Doc nhung dong cam xuc cua ban ma cung la noi long cua minh lam minh nho den 2 cau tho ko biet cua thi si nao do : Luc ta o dat chi la dat o , luc ta di dat da hoa tam hon .

MÙI VÀ KỶ NIỆM

Hôm nay tôi muốn về cái “không biết có ai giống mình không”. Các bạn hãy khoan đoán già đoán non đã. Cái “không biết có ai giống mình không” ở đây chẳng liên quan đến một khái niệm thực thể nào cả. Nói ra không chừng lại lập được cái câu lạc bộ những người có cùng “khả năng xuất chúng” giống tôi. Đã đủ gợi sự tò mò chưa hè? … Rồi hả? Vậy thì thế này…

Các bạn thấy có sự liên quan gì giữa mùi và kỷ niệm không? Nghe có vẻ chẳng có bà con chi hết phải không? Vậy mà chẳng hiểu sao mùi là cầu nối đánh thức kỷ niệm mạnh nhất đối với tôi. Hễ tôi nghe thoang thoảng một mùi thân thương gì đó tôi đã từng nghe là lập tức tôi nhớ về cảnh cũ, về người cũ, về chuyện cũ. Cứ ngồi miên man trong cái dòng cảm xúc về thời gian nhiều khi thấy nhớ thắt cả ruột. Nói chi cho xa, mới hôm qua đây thôi, nghe mùi hương trầm tự nhiên nhớ Huế và nhớ tết da diết. Chẳng bù cho tết vừa rồi, cái tết tha hương đầu tiên, cả nhà cũng bày ra bánh chưng, mứt tết, dưa hấu, … nói chung là đầy đủ thủ tục cần thiết cho một cái tết cổ truyền nhưng sao lòng vẫn thấy dửng dưng, vô cảm. Đơn giản là vì hồi đó tôi chưa mua được hương trầm (của tiệm Hồng Phúc trên đường Mai Thúc Loan, Huế). Bây giờ thỉnh thoảng tôi lại thắp một cây hương để được lội dòng ký ức về với cảnh cũ, người xưa. Ngẫm ra vậy cũng tiện phải không các bạn?

Tôi cứ nhớ mỗi năm tết đến tôi lại háo hức đoán già đoán non thời tiết mấy ngày tết sẽ như thế nào. Cái dzụ này có hơi hướm của trò xổ số, nhưng đúng là như vậy thật, Huế tôi có một ông trời riêng, đỏng đảnh và đồng bóng đệ nhất thiên hạ. Hôm 30 tết trời còn nắng chang chang, bao nhiêu người khấp khởi mừng vì sẽ được diện đồ mới, đồ đẹp ngày tết, thế mà sang mùng một tự nhiên trời đất ủ ê, mưa xuân lâm thâm lạnh lẽo làm nản lòng bao thần dân xứ Huế. Cái nhịp điệu ủ ê đó sẽ có thể kéo dài đến tận một tháng sau chứ chẳng chơi, Cái áo chemise mới mua đẹp ơi là đẹp mà đành cất lại vô tủ, nếu không thì chịu khó mặc bên trong cái áo ấm cũng đỡ tủi. Chưa kể tới chuyện ngày tết tụi tôi hay lội về làng thăm bà con bên nội, bên ngoại hay lên núi để thăm mộ ông bà. Diện cái quần đẹp buổi sáng, buổi trưa đã bị trét đầy bùn non nhão nhoét, thế là đi toong cái quần vía!

Người ta nói khoảng thời gian gần cuối tháng chạp là lúc nhiều người thích nhất. Người ta chờ đợi, chuẩn bị cho một năm mới trong tâm trạng háo hức, phấn khích. Cái tâm trạng thú vị này giống y chang tâm trạng của những đôi tình nhân trước khi cưới. Thời gian chuẩn bị cưới ui chao ơi là hay, là thơ mộng: trong đầu cô dâu, chú rể nào cũng vẽ lên viễn cảnh của một tổ ấm màu hồng, màu tía. Nhưng mà cưới rồi tay mình mới biết tay ta, phải không các bạn? Tổ ấm có khi thanh tổ lạnh trong chốc lát, màu hồng thành màu xám, màu tía thành màu đen.

Tôi vừa thích vừa ngán mấy ngày trước tết. Vì là chị cả nên phải lo hết chuyện dọn dẹp nhà cửa. Tôi phải quét dọn từ trên xuống dưới. Đầu tiên là tháo hết mấy cái màn cửa đem đi giặt, sau đó là giặt khăn lau cửa sổ, cửa chính, tiếp đến là lau sạch bàn thờ và có thể là chùi mấy bộ lư hương và chân đèn bằng đồng nữa. Những năm tám mươi, hầu hết gia đình đều nghèo, kể cả dân thành phố. Tôi vẫn còn nhớ cái công nghệ chùi đồ đồng thủ công ngày đó. Dĩ nhiên những người có tiền và muốn tiện lợi thì cứ việc đem ra tiệm cho người ta đánh bóng bằng máy. Còn nhà tôi thì hì hà hì hục lấy tro bếp và khế chua, cộng với cái ý chí “có công mài sắt có ngày nên kim” chà lui chà tới mãi cho đến khi chúng sáng lên một chút. Và cũng chỉ sáng lên một chút mà thôi.

Nhà cửa ổn ổn một chút tôi quay qua làm mấy món mứt tết. Tôi cũng chẳng giỏi giang gì chuyện bếp núc, nấu ăn, chẳng qua là đua đòi với chị em, bạn bè cho ra vẻ ta đây là gái Huế khéo tay hay làm. Tôi làm từ mứt dừa, mứt gừng, mứt me cho đến bánh thuẫn, bánh Coeur (hình trái tim), bánh hột sen. Bà dì chỉ cho tôi làm bánh hột sen từ đậu quyên, làm cực quá nên tôi chỉ làm một lần rồi thôi, sau này không bao giờ nghĩ tới. Nhắc đến bánh thuẫn tự nhiên thấy thèm ghê gớm, thèm mùi vị và thèm cả cái không khí đầm ấm của gia đình những lúc chị em quay quần với nhau. Hồi đó nghèo nên không có máy đánh trứng, trứng mua về đập vỏ xong cứ lấy một nạm đũa đánh lên cho thật lâu đến khi nào trứng nổi bọt thật nhiều. Nhưng lần nào cũng vậy, mới đánh một hồi tôi mỏi tay quá, bỏ bột vô làm đại. Kết quả là bánh không nở bao nhiêu, nhìn cái mặt cứ lì lì chứ không phồng lên rồi nở ra thành mấy múi đẹp như bánh người ta. Tôi chắc lưỡi:” Bánh xấu thì khỏi dọn lên mời khách, để trong nhà ăn cũng được”. Tôi cất tiệt mấy giã bánh và để dành ăn nhâm nhi sau tết. Mứt bánh nhà tôi sau tết lúc nào cũng còn sau đó hơn cả tháng trời. Tôi là chúa ăn ngọt nên chuyện bánh mứt có sẵn như thế thật là hợp ý tôi.

Đêm 30 tết tôi nấu xôi chè để sẵn chờ mẹ về cúng. Mẹ tôi mấy ngày cuối năm vẫn còn chạy ngược chạy xui lo thu nợ nần. Mẹ tôi bán buôn dễ tính, cứ cho người ta mua thiếu, người ta hứa trả nhưng rồi cứ hẹn rày hẹn mai, năm hết tết đến mà vẫn cứ im hơi lặng tiếng. Cuối năm mẹ tôi đi từng nhà đòi nợ, hầu hết là không đòi được hoặc chỉ lấy được một ít. Năm nào cũng như năm nào, chiều tối ngày 30 là mẹ tôi đi gội đầu và làm tóc “tất niên”, có năm suýt về trễ để cúng giao thừa. Ngày trước lúc nhà nước chưa cấm đốt pháo, đêm giao thừa là đêm đặc biệt tuyệt vời, con nít dù buồn ngủ nhưng đến giao thừa nghe pháo nổ cũng vùng dậy lăng xăng cùng người lớn. Tụi tôi hay để ý xem pháo nhà nào nổ to, giòn, không bị ngắt quãng nhất trong xóm. Nhà nào mua được phong pháo tốt xem như năm đó phát tài phát lộc. Tôi cứ nhớ mãi nhà của chú Tường bên cạnh, đêm giao thừa cúng trời đất xong chú bắt đầu châm pháo. Nổ được hai ba phát thì phong pháo tắc tị, chú cẩn thận đứng chờ một chút, không thấy động tĩnh gì chú lại rón rén tới châm lửa lại. Thật xui xẻo cho chú, cái điệp khúc châm lửa ấy diễn lui diễn tới hơn cả chục bận. Thấy chú vừa kiên nhẫn lại vừa làu bàu làm cái công chuyện quan trọng đó, tụi tôi vừa thấy mắc cười vừa thấy tội nghiệp cho chú. Năm đó chẳng biết nhà chú có chuyện gì xui xẻo không nhưng sau này khi biết chú mất sớm khi vẫn chưa tới 40 tuổi tôi lại liên tưởng đến cái đêm giao thừa năm nọ.

Đêm giao thừa và những ngày tết nhà tôi cũng như những gia đình khác thường đốt trầm hương. Tôi ghiền mùi trầm ghê gớm. Trầm thường được đốt trong nhà vào những giờ phút thiêng liêng trong lúc cúng kiếng, những dịp đó gia đình thường quây quần bên nhau, đầm ấm và vui vẻ. Có lẽ vì thế mà trầm thường gắn liền với ký ức thân thương về gia đình.

Sáng mồng một dù rất mệt vì thức khuya tối giao thừa trước đó nhưng cả nhà phải trở dậy lúc 8 giờ sáng để chuẩn bị cho việc chúc tết. Ngày trước, lúc mấy gia đình của cậu dì tôi chưa xuất cảnh qua Mỹ theo diện HO, gia đình tôi cùng 3 gia đình khác cùng ở chung trong một nhà, là nhà của ông bà ngoại tôi. Nhà của ngoại tôi khá rộng nên bốn gia đình ở chung vẫn ổn. Không biết người lớn có thấy bất tiện khi sống chung dưới một mái nhà không chứ tụi con nít chúng tôi thì cứ càng đông càng vui. Lúc nào nhà tôi cũng ồn ào vì tụi con nít chúng tôi bày ra đủ thứ trò để phá. Sáng mồng một bốn gia đình họp lại, chờ thêm gia đình của hai bà dì khác từ chỗ khác đến. Những bậc “bô lão” thì ngồi vào bàn, tay cầm sẵn phong bao lì xì, còn tụi con nít chúng tôi thì sắp hàng từ lớn đến nhỏ lần lượt chúc tết các bậc phụ huynh, sau đó là nhận tiền lì xì. Một vài đứa đầu tiên còn xài được mấy câu chúc tết cửa miệng chứ những đứa sau cứ phải động não, sáng tạo mấy câu chúc tết nghe lạ tai một chút, chứ nếu chúc trùng nhau thì không được lì xì. Có đứa bước ra chúc tết, luống cà luống cuống rồi lắp bắp:” Năm mới … bước sang … năm cũ, con kính chúc cả gia đình…”. Cả nhà cười rần xí xoá nhưng những năm sau cứ nhắc lại cái câu chúc “ngược dòng thời gian” đó. Xong màn chúc tết, cả nhà đi lên chùa Quốc Ân đễ lễ Phật đầu năm. Cả gia đình lớn của tôi quy y ở chùa này, những người lớn có pháp danh bắt đầu bằng chữ “Nhật”, ví dụ Nhật Hỷ, Nhật Minh, Nhật Trí,…, còn thế hệ của chúng tôi có pháp danh bắt đầu bằng chữ “Lệ” như Lệ Chơn, Lệ Thiện, Lệ Giác (may mà không phải là Lệ Thuỷ và Nhật Trường). Chùa Quốc Ân là tổ đình thuộc loại xưa nhất ở Huế, chùa nằm trên một khuôn viên rộng rãi gần núi Ngự Bình. Lễ Phật xong, chúng tôi kéo qua thăm mộ của ông bà nằm trên một ngọn đồi cách chùa khoảng nửa cây số.

Xong hết các thủ tục quan trọng đầu năm thì cũng gần hết ngày mồng 1. Buổi chiều nếu thời tiết đẹp, mỗi gia đình có thể tranh thủ đi thăm các mối bà con thân thiết, còn không thì về nhà nghỉ ngơi và chuẩn bị xây sòng. Ngày mồng 2, bạn bè, hàng xóm, sui gia đi thăm nhau. Một điều khá mắc cười là hàng xóm mới hôm qua còn xuề xoà chuyện trò thì hôm nay áo quần chỉnh tề, mời nhau vào nhà uống nước trà nói chuyện như thể lâu lắm chưa gặp lại nhau. Cái văn hóa hàng xóm đó thật dễ thương mà không phải địa phương nào cũng có. Ba ngày tết trôi qua thật nhanh, qua ngày mồng 4 coi như là hết tết. Những mối quan hệ quan trọng phải được “thanh toán” hết trong ba ngày tết. Chẳng may mình mà bận rộn quá, qua ngày mồng 4, mồng 5 mới đi thăm được thì người ta có thể nghĩ bụng rằng mình không tôn trọng người ta đúng mức. Chiều mồng 3 nhiều gia đình làm lễ cúng đưa ông bà, riêng ở nhà tôi, mồng 5 mới là ngày cúng đưa ông bà. Sở dĩ nhà tôi cúng trễ vì ngày mồng 5 cũng là ngày kỵ của ông ngoại tôi. Nhà tôi làm kỵ chay nên phải làm nhiều món rất nhiêu khê, cần nhiều thời gian chuẩn bị. Điều đó đồng nghĩa với việc tụi tôi không được đi chơi trong hai ngày mồng 4 và mồng 5. Tụi tôi phải ở nhà phụ người lớn lặt rau, vo gạo, gọt rau củ hoặc chạy đi chợ mua bổ sung mấy món còn thiếu. Nói chung là những việc mà tôi chẳng thích tí nào, đơn giản vì tôi không thích bị sai vặt.

Những ngày tết qua mau để lại trong tôi một cảm giác tiếc nuối, ngẩn ngơ. Ngày đó tôi thường mong thời gian qua mau để lại được ăn mứt bánh và nhận tiền lì xì, chẳng bù cho bây giờ, cứ mong tết đừng bao giờ đến. Bây giờ và về sau, ông trời mỗi năm lại ưu ái ban thêm một mớ vết chân chim và một vốc đầy lo toan vất vả. Hạnh phúc thay cho những kẻ tha hương mỗi năm lại có dịp về quê ăn tết, được hít thở bầu không khí nồng mùi Hương Giang, thoảng mùi Thuận An và phảng phất mùi thông núi Ngự. Sung sướng thay lúc được giẫm chân lên thềm xưa, lối cũ, nghe mùi rêu thoang thoảng lại bâng khuâng nhớ về những kỷ niệm trong vắt của tuổi hoa niên. Tôi thèm được ngửi những thứ mùi thân quen đó. Hẳn các bạn cũng như tôi sẽ thấy xúc động nhường nào lúc bất chợt tìm thấy một cành hồng được ép khô nằm giữa trang sách, qua bao nhiêu năm mà vẫn thoảng mùi thơ dại, hồn nhiên. Rồi rưng rưng tôi mở một phong thư đã nhòa nét chữ, một cành Mimosa với những cánh hoa khô màu vàng sẫm rơi ra. Cánh hoa tuy đã khô nhưng vẫn nồng nàn một mùi hương thật lạ kỳ, ngây ngất. Cánh hoa Mimosa này chắc chắn không phải là “Huế”, nhưng với tôi nó lại liên quan đến kỷ niệm về Huế, về người Huế. Rồi còn mùi dầu tràm và mùi nhựa thông lúc được đốt lên nữa, những kỷ niệm của bốn lần sinh con lại ùa về: hạnh phúc, vất vả và cái cảm giác được tưởng thưởng đạt đến mức thặng thừa. Mùi hương gắn liền với kỷ niệm, với tôi đó là một đặc ân của tạo hóa dành cho tôi nhưng lắm khi vì nó mà tôi quay quắt đến quặn lòng. Tuổi đời càng chồng chất, càng biết được nhiều mùi nhiều vị, những mùi vị ngày càng công nghiệp, giả tạo, tôi chợt nhận ra rằng ít nhất đối với tôi, mùi quê hương - mùi Huế là độc nhất vô nhị. Tôi bỗng nảy ra ý tưởng hay là mình đựng mùi Huế trong cái hũ, để lúc nào thèm lại đem ra ngửi. Nhưng rồi tôi lại cười vào cái ý tưởng ngớ ngẩn ấy của tôi: tôi đâu cần đến hũ mùi đó bởi vì Huế tự bao giờ đã là máu là thịt của tôi rồi!!!

PPTQ, Portland, 09/20/09
Về Đầu Trang Go down
Vy~Romantic




Tổng số bài gửi : 243
Registration date : 01/11/2007

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyMon Sep 21, 2009 9:34 pm

Quyên ơi, lâu lắm mới đọc được một bài viết về Huế đầy kỷ niệm như thế này, thích lắm! Chưa đến Tết mà trong lòng như Tết vậy đó! Thích nhất là câu nói thật dễ thương của Quyên “Tôi bỗng nảy ra ý tưởng hay là mình đựng mùi Huế trong cái hũ, để lúc nào thèm lại đem ra ngửi”! Làm mình lại nhớ cái Tết 2008 tụi mình quây quần bên nhau hôm mồng 5 bên khung trời Nguyễn Huệ thật rộn rã vui hí! Các bạn còn ỏ Huế sao ít viết và kể về Huế cho bà con xa đọc cho đỏ nhớ Huế hè?
Về Đầu Trang Go down
nghialp

nghialp


Tổng số bài gửi : 303
Registration date : 04/11/2007

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyMon Sep 21, 2009 10:28 pm

..."khi ta ở đất là nhà ta ở
khi ta xa đất bỗng hóa tâm hồn"....
omely ạ,chất Huế còn đầy trong bạn,và xung quanh bạn rồi,ở nhà giá vàng,giá đô lên từng ngày bạn ạ
coi phờ lích của mình nhé
http://www.flickr.com/photos/lephunghia
Về Đầu Trang Go down
Bati




Tổng số bài gửi : 568
Registration date : 31/10/2007

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyTue Sep 22, 2009 2:05 am

TQ ơi....quán Hồng Phúc hình như nằm trên Phan Đăng Lưu chơ phải không hè....

Vừa rồi bati có nhắn với mấy O gái Huế như ri ...
"....
Khi nào em vượt biển Mang giùm tôi quê hương
Dù chỉ là chiếc lá Em nhặt nơi cuối đường

Mang giùm tôi kỷ niệm Thuyền đêm lướt trên sông
Tôi đàn cho em hát Mơ những sớm mai hồng
...."

Nếu có O mô mang được qua đây những thứ đó thì sẽ gởi tặn TQ để bỏ vô trong cái hủ hí.....hehehehee.....
...bài viết hay lắm đó TQ!
Về Đầu Trang Go down
ngaythangdaqua

ngaythangdaqua


Tổng số bài gửi : 442
Age : 36
Location : +84
Registration date : 27/11/2007

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyTue Sep 22, 2009 3:03 am

nghialp đã viết:
..."khi ta ở đất là nhà ta ở
khi ta xa đất bỗng hóa tâm hồn"....
omely ạ,chất Huế còn đầy trong bạn,và xung quanh bạn rồi,ở nhà giá vàng,giá đô lên từng ngày bạn ạ
coi phờ lích của mình nhé
http://www.flickr.com/photos/lephunghia

Nghĩa à!45 năm kỉ niêml sao không có tấm hình về trường Nguyễn Huệ mô cả,đưa những flickr xa lạ quá trời không ăn nhập gì với diễn đàn này cả

thật buồn!
Về Đầu Trang Go down
http://www.thieuvechai.com.vn
Bati




Tổng số bài gửi : 568
Registration date : 31/10/2007

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyTue Sep 22, 2009 4:40 am

Nghĩa, rất tình cờ là vừa rồi về dự 20 năm NH 85-88, tui ghé Nha Trang và có mua một bức tranh có hình chùa thiên mụ, trong bức tranh có ghi 2 câu thơ trên....
Cô bé có nốt ruồi trên má trong tác phẩm của mi nhìn rất giống Thanh Lan (dĩ nhiên là hồi trẻ).....không ngờ mi lại trở thành một "phó nhòm" chuyên nghiệp...
Về Đầu Trang Go down
dieuhienA3NguyenHue




Tổng số bài gửi : 20
Registration date : 01/08/2009

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyTue Sep 22, 2009 7:42 am

Bati đã viết:
TQ ơi....quán Hồng Phúc hình như nằm trên Phan Đăng Lưu chơ phải không hè....

Vừa rồi bati có nhắn với mấy O gái Huế như ri ...
"....
Khi nào em vượt biển Mang giùm tôi quê hương
Dù chỉ là chiếc lá Em nhặt nơi cuối đường

Mang giùm tôi kỷ niệm Thuyền đêm lướt trên sông
Tôi đàn cho em hát Mơ những sớm mai hồng
...."

Nếu có O mô mang được qua đây những thứ đó thì sẽ gởi tặn TQ để bỏ vô trong cái hủ hí.....hehehehee.....
...bài viết hay lắm đó TQ!
Bati oi , moi ve Hue ma rang ko de y chi toi Hue het rua , Quyen nho dung do , Hong Phuc co them 1 quan nam tren duong Mai Thuc Loan nua , gan nga tu Le Thanh Ton do . Ong ni thiet la , ve Hue ma mat de mo rua he ...
Về Đầu Trang Go down
Omely




Tổng số bài gửi : 255
Registration date : 06/11/2007

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyTue Sep 22, 2009 11:37 am

Nghiã oi, phờ-li'ch-cờ-rờ của Nghia sao toan thay may em tuoi teen khong a. Nghĩa chụp hình đẹp lắm đó, đặc biệt là chụp chị em.

Bati ơi, đúng rồi, ngày xưa tiệm Hồng Phúc nằm trên đường Phan Đăng Lưu, sau này dời về Mai Thúc Loan (hoặc là mở thêm chi nhánh)

Vỹ à, mùi Huế thật ra là mùi ruốc thôi. Cứ đem hũ ruốc ra ngồi ngửi một hồi là xây xẩm mặt mày, thấy đỡ nhớ Huế ngay.
Về Đầu Trang Go down
ngaythangdaqua

ngaythangdaqua


Tổng số bài gửi : 442
Age : 36
Location : +84
Registration date : 27/11/2007

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyWed Sep 23, 2009 2:47 am

Omely đã viết:

Vỹ à, mùi Huế thật ra là mùi ruốc thôi. Cứ đem hũ ruốc ra ngồi ngửi một hồi là xây xẩm mặt mày, thấy đỡ nhớ Huế ngay.

Huế đâu phải có mùi ruốc là không dễ chịu.trong món chay người ta định nghĩa món "chao" như thế này:

Đậu phụ để thối,nói dối là chao! chao ôi !là thối!

Nhưng dù sao mùi vị vẫn khẳng định đặc trương của từng vùng miền

Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy
Về Đầu Trang Go down
http://www.thieuvechai.com.vn
Bati




Tổng số bài gửi : 568
Registration date : 31/10/2007

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyWed Sep 23, 2009 5:12 am

Rứa há, thì ra là tiệm đó có thêm chi nhánh mới ở Mai Thúc Loan.....hồi nhỏ thì thích mùi hương của trầm, sau này bị dị ứng quá nên chuyển qua thích mùi hương của mấy O nhiều hơn....mà thiệt, mùi hương của mấy O thơm dễ chịu hơn mùi hương trầm nhiều! kekeke
Về Đầu Trang Go down
hoangnam




Tổng số bài gửi : 96
Registration date : 11/01/2008

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyWed Sep 23, 2009 6:40 pm

Bati đã viết:
Rứa há, thì ra là tiệm đó có thêm chi nhánh mới ở Mai Thúc Loan.....hồi nhỏ thì thích mùi hương của trầm, sau này bị dị ứng quá nên chuyển qua thích mùi hương của mấy O nhiều hơn....mà thiệt, mùi hương của mấy O thơm dễ chịu hơn mùi hương trầm nhiều! kekeke

=> Nhu* rua*' thi` lam` rang( ma` "doc^. nhat^' vo^ nhi. duoc*" ?

Kho^ng hieu^? cau^ ket^' luan^. Omely muon^' noi' chi -day^? :


"Tuổi đời càng chồng chất, càng biết được nhiều mùi nhiều vị, những mùi vị ngày càng công nghiệp, giả tạo, tôi chợt nhận ra rằng ít nhất đối với tôi, mùi quê hương - mùi Huế là độc nhất vô nhị. Tôi bỗng nảy ra ý tưởng hay là mình đựng mùi Huế trong cái hũ, để lúc nào thèm lại đem ra ngửi. Nhưng rồi tôi lại cười vào cái ý tưởng ngớ ngẩn ấy của tôi: tôi đâu cần đến hũ mùi đó bởi vì Huế tự bao giờ đã là máu là thịt của tôi rồi!!!
"

=>Co' phai? la` ai ma` nho*' mui` Hue^' nhu* Bati thi` Omely san(~ long` cho hui*? 1 cai' ko^ ?
Về Đầu Trang Go down
hoangnam




Tổng số bài gửi : 96
Registration date : 11/01/2008

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyWed Sep 23, 2009 6:47 pm

Bati đã viết:
TQ ơi....quán Hồng Phúc hình như nằm trên Phan Đăng Lưu chơ phải không hè....

Vừa rồi bati có nhắn với mấy O gái Huế như ri ...
"....
Khi nào em vượt biển Mang giùm tôi quê hương
Dù chỉ là chiếc lá Em nhặt nơi cuối đường

Mang giùm tôi kỷ niệm Thuyền đêm lướt trên sông
Tôi đàn cho em hát Mơ những sớm mai hồng
...."

Nếu có O mô mang được qua đây những thứ đó thì sẽ gởi tặn TQ để bỏ vô trong cái hủ hí.....hehehehee.....
...bài viết hay lắm đó TQ!



=> La' nhat(. cuoi^' -duong` lam` rang( ma` -dem vo^ US border cho Bati -duoc*. ? Sao ko^ hoi? em chiec^' la' tren^ canh` cho tien^.
Về Đầu Trang Go down
nghialp

nghialp


Tổng số bài gửi : 303
Registration date : 04/11/2007

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyWed Sep 23, 2009 9:13 pm

@_bati:hìhì,ko phải chớ thơ mi ...dở quá....hihiii
nếu tôi chết hãy đưa tôi ra biển
sóng nhẹ nhàng sóng cuốn tôi đi
ở bên kia là quê hương tôi đó
có hàng tre muôn thủa vẫn xanh rì....
thơ của tau đó
@_ngaythangdaqua:hi,phờ lích ni tao ...sai chỗ rùi,đúng của nó là 1 diễn đàn ảnh,hìhì,nhưng những teen đó đều Huế và được chụp ở Huế mà
@_omely:nghe sao giống hàn mặc tử quá !
Về Đầu Trang Go down
Bati




Tổng số bài gửi : 568
Registration date : 31/10/2007

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyThu Sep 24, 2009 1:23 am

Nghĩa ơi, mi dám chê thơ của Nguyễn Tất Nhiên há!!! đây là bài thơ phổ nhạc "khi nào em vượt biển" of Bắc Phong thì phải.....

Nam, "lá trên cành" khó hái lắm....thôi thì đứng dưới mà ôm cây rung đi...
Về Đầu Trang Go down
như không

như không


Tổng số bài gửi : 69
Registration date : 08/01/2008

 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ EmptyFri Dec 25, 2009 8:58 am

Mượn ai tà áo bay màu lụa
Bọc lấy mùi hương ấy để dành ...
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





 +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: +++ Mùi và kỷ niệm ++++    +++  Mùi và kỷ niệm ++++ Empty

Về Đầu Trang Go down
 
+++ Mùi và kỷ niệm ++++
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường Nguyễn Huệ :: Tuyển tập các bài viết của cựu học sinh Trường Nguyễn Huệ, khóa 1985-1988 :: Các thể loại khác-
Chuyển đến